Nội dung buổi ngoại khoá không nhiều nhưng với hình thức thể hiện khá phong phú như ngâm Kiều, bình Kiều, diễn Kiều và xen kẽ là một số câu hỏi tìm hiểu về Bác Võ Nguyên Giáp thật sinh động, hấp dẫn gây ấn tượng sâu sắc.
Ở mỗi phần , các em đã thi nhau trổ hết tài năng, kiến thức của mình trong từng lớp để dành giải cao nhất.
Và phần thi của lớp 9/1 cũng hấp dẫn không kém, thể hiện qua đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều” . Cả hai vừa bước ra, tiếng vỗ tay reo hò, tán thưởng nồng nhiệt. Hai chị em mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Một Thuý Vân trang trọng khác vời, một Thuý Kiều sắc sảo, mặn mà, nghiêng nước nghiêng thành làm đắm say, ngây ngất ban giám khảo và khán giả.
Ta còn cảm nhận được một Thuý Kiều thuỷ chung, hiếu thảo với Kim Trọng, cha mẹ, khi bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích với tâm trạng buồn, cô đơn, tuyệt vọng, qua phần thể hiện của lớp 9/1 “ Kiều ở Lầu Ngưng Bích” đưa đến bất ngờ cho cả hội trường qua giọng ngâm truyền cảm kết hợp minh hoạ những hình ảnh trong đoạn trích với phần bình và phần diễn đã thể hiện sự chuẩn bị, đầu tư tập luyện khá công phu. Thật thuyết phục.
Một phần nữa không kém hấp dẫn là thi tìm hiểu về Bác Võ Nguyên Giáp. Những câu hỏi vừa trình chiếu đã có câu trả lời đầy, đủ chính xác. Chứng tỏ sự ngưỡng mộ của các em với Bác Giáp kính yêu.
Buổi ngoại khoá đã khơi dậy, niềm say mê, hứng thú học văn- Sử- Địa, đồng thời phát huy năng khiếu diễn xuất và cảm nhận tác phẩm văn chương của các em.Mặt khác,giúp các em càng yêu mến, tự hào hơn về lớp cha anh đi trước .Chính họ đã góp phần làm rạng danh đất nước Việt Nam.
Đây thực sự là sân chơi bổ ích,lý thú mà tổ Văn-Sử-Địa cần tổ chức hằng năm để HS có điều kiện thể hiện những kiến thức , tài năng văn chương của mình.Và điều quan trọng hơn là giúp các em mỗi lần ngược dòng thời gian lại thầm nghe tiếng vọng non sông nhắc nhở cội nguồn.
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn.
Tổ Văn - Sử - Địa
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn